您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nhận định, soi kèo St.Gilloise vs Club Brugge, 23h30 ngày 27/4: Lợi thế cho Genk
NEWS2025-04-30 21:06:02【Kinh doanh】3人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 27/04/2025 05:25 Nhận định bó bxh series abxh series a、、
很赞哦!(6355)
相关文章
- Soi kèo phạt góc Liverpool vs Tottenham, 22h30 ngày 27/4
- Đi qua những lần chớp tắt của hôn nhân
- Vợ tôi lấy cớ mang thai không về quê dự đám tang bên nhà chồng
- Giật mình người trẻ rạch tay, uống thuốc ngủ... trong mùa Giáng sinh
- Kèo vàng bóng đá Bournemouth vs MU, 20h00 ngày 27/4: Hoài nghi chủ nhà
- Cây thông Noel không có nổi một chiếc lá, giá cả triệu đồng vẫn có người mua
- Tín hiệu ngoài hành tinh gửi đến Trái Đất chính thức được giải mã
- Thực đơn khổ qua 3 món cho năm mới may mắn
- Nhận định, soi kèo nữ Lyon vs nữ Arsenal, 23h00 ngày 27/4: Vé sớm cho Lyon
- Ông bố gây phẫn nộ khi từ chối nhận con đã bỏ rơi 19 năm
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al
Chuột có mào châu Phi trông khá giống chồn hôi nhưng có bộ lông cứng. Sara Weinstein, một nhà sinh vật học tại Đại học Utah và Viện Bảo tồn sinh học Smithsonian, cho biết tuy nhỏ bé, loài chuột này lại mang trong mình sự “ngông nghênh” đáng ngạc nhiên vì dường như chúng “biết rằng mình có độc”.
Trái ngược hoàn toàn với hầu hết đồng loại gặm nhấm nhanh nhẹn và lém lỉnh của chúng, Lophiomys imhausi thường lừ đừ, uể oải giống loài nhím.
Loài gặm nhấm có độc duy nhất trên thế giới
Khi con vật bị dồn vào thế bí, phần lông dọc lưng nó sẽ dựng đứng lên nhọn hoắt giống như kiểu đầu mohawk, để lộ các hàng lông đen trắng chạy dọc hai bên sườn, với trung tâm là một mảng lông đặc biệt màu nâu có kết cấu giống như tổ ong.
Chuột có mào châu Phi trông khá giống chồn hôi nhưng có bộ lông cứng. Ảnh: NY Times.
Những sợi lông xốp đó chứa một chất độc đủ mạnh để đánh gục cả một con voi. Đây chính là trọng tâm nghiên cứu gần đây của tiến sĩ Weinstein về tập tính và cách tự vệ của loài chuột này.
Chuột có mào châu Phi thường gặm nhấm các cành cây có độc, nhưng không phải để lấy chất dinh dưỡng.
Thay vào đó, chúng sẽ nhai kỹ những mẩu thân cây và nhổ lên lông của mình, tạo thành một dạng “áo giáp hóa học” để bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi như linh cẩu và chó hoang. Tập tính này đã biến loài chuột có mào châu Phi thành loài gặm nhấm có độc duy nhất trên thế giới và một trong số ít các loài động vật có vú mượn chất độc từ thực vật.
Hành vi kỳ lạ
Nghiên cứu của tiến sĩ Weinstein, được xuất bản trung tuần tháng 11 trên tạp chí Mammalogy, không phải là nghiên cứu đầu tiên ghi lại hành vi kỳ lạ của loài chuột có mào này. Thế nhưng, nó đã củng cố vững chắc hơn một giả thuyết đã được đưa ra gần một thập kỷ trước và cung cấp cái nhìn tổng quát về đời sống xã hội của động vật.
Kwasi Wrensford, một nhà sinh thái học hành vi tại Đại học California, Berkeley, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết từ khi được mô tả lần đầu trong các tài liệu khoa học vào năm 1867, loài chuột có mào châu Phi hiếm gặp này “đã thu hút được rất nhiều sự chú ý”.
“Bây giờ chúng ta mới chỉ bắt đầu lý giải tại sao con vật này lại có những hành vi như vậy”, ông nói.
Sợi lông đặc biệt màu nâu có kết cấu giống như tổ ong của chuột có mào châu Phi nhìn dưới kính hiển vi. Ảnh: NY Times.
Người dân ở Đông Phi từ lâu đã biết về sự kịch độc của loài chuột có mào. Con vật này đã nhiều lần hạ gục những chú chó tò mò. Những con vật may mắn sống sót sau cuộc đụng độ loài chuột độc có xu hướng tránh xa chúng.
Vào năm 2011, một nhóm các nhà nghiên cứu đã ghi nhận chất độc của những con chuột này được tiết ra từ Acokanthera schimperi, một loại cây thường được các thợ săn thu hoạch ép nước để tẩm độc mũi tên của họ.
Trong nghiên cứu năm 2011, chỉ có một con chuột mào được nuôi nhốt đã có hành vi “tai quái” này khiến những nhà nghiên cứu cho rằng nó chỉ là ngẫu hứng.
Trở lại với nghiên cứu mới đây, tiến sĩ Weinstein và nhóm của cô đã bắt được 25 con chuột và theo dõi chúng trong phòng thí nghiệm. Khi được cho những cành cây Acokanthera, một số con đã gặm vỏ cây sau đó chải bã lên bộ lông sọc của mình.
Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về tần suất “tẩm độc” của chuột, hay cả cách chúng chịu được chất độc này, đặc biệt là trong trường hợp chúng vô tình nuốt phải. (Giống như tất cả loài gặm nhấm khác, chúng không có khả năng nôn ra).
Tuy nhiên, nhờ sự lợi hại của mình, những con chuột dường như được tận hưởng cuộc sống riêng tư ấm áp đáng ngạc nhiên. Các nhà nghiên cứu nhận thấy một số chuột đực và chuột cái có thể chung sống ổn định, thậm chí cùng chăm sóc con non kể cả khi bị nuôi nhốt.
Ricardo Mallarino, một nhà sinh vật học tiến hóa tại Princeton, người không tham gia nghiên cứu, cho biết: “Sự chung thủy rất hiếm gặp ở động vật có vú. Nếu điều đó tồn tại những con chuột này, điều đó sẽ rất thú vị. Nhưng sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác nhận “sự chung thủy” trong gia đình của loài chuột”, ông nói.
Kỳ lạ bộ tộc trong rừng sâu - nơi một người đàn ông có thể lấy tới 4 vợ
Tại bộ tộc xa xôi sống trong rừng sâu này, một người đàn ông có thể lấy tới 4 bà vợ. Và bộ tộc này không phải lúc nào cũng mở cửa đón khách du lịch tới thăm.
">Loài chuột mang chất độc có thể hạ gục cả voi
Công trình “lâu đài Bel Air” bị buộc phải phá dỡ.
Là người Mỹ gốc Jordan/Palestine, ông Mohamed Hadid sinh ngày 6/11/1948 đã trở thành một nhà phát triển bất động sản có tiếng trong lĩnh vực khách sạn và biệt thự sang trọng, chủ yếu tại Bel Air và Hillsly Hills ở Los Angeles, California. Đây là những khu phố quy tụ giới thượng lưu và nhiều người nổi tiếng.
Mặc dù con số công khai về giá trị tài sản chỉ ở mức từ 100 triệu đến 200 triệu USD, nhưng ông trùm bất động sản Hadid được cho là sở hữu khối tài sản thực sự lớn gấp nhiều lần hơn thế.
Dù có lối sống xa hoa và nổi tiếng là người đào hoa, nhưng ông Hadid còn được biết đến với biệt danh “tỷ phú viêm màng túi” bởi liên tục vướng vào các scandal khiến bản thân sa lầy trong các vũng bùn nợ nần nhiều triệu USD. Có lẽ vì vậy nên ông thường phải biện minh theo kiểu than nghèo kể khổ, nhưng lại gây nghi ngờ là nhằm mục đích… giấu giàu (?)
Nhà cũ - dinh thự xa hoa “House of Hadid” của tỷ phú Hadid. (Ảnh: Daily Mail)
Vụ scandal mới nhất khiến ông trùm bất động sản này lại một lần nữa mắc kẹt liên quan tới toà nhà khổng lồ “lâu đài Bel Air” tại số 901 đường Strada Vecchia ở Los Angeles, có diện tích gần 28 ngàn mét vuông và hình thù khá kỳ dị.
Toà nhà được ví như “Starship Enterprise” (tên của một trong những con tàu vũ trụ hư cấu, xuất hiện trong loạt phim khoa học viễn tưởng Mỹ Star Trek) và là nguyên nhân gây ra vụ các cư dân quanh đó kiện ông Hadid, với cáo buộc nguy hiểm vì đe doạ làm sập ngọn đồi nơi nó toạ lạc.
Nhà mới - cơ ngơi kiểu trang trại “khiêm tốn” hơn tại Beverly Hills của ông Hadid. (Ảnh: Daily Mail)
Sau đó toà nhà đã được lệnh phá dỡ, nhưng ông Hadid bị nghi ngờ là vẫn tìm mọi cách chối bỏ trách nhiệm trả khoản phí 5 triệu USD phá dỡ, kể cả bằng cách nộp đơn xin phá sản vào cuối năm ngoái.
Tỷ phú Hadid đổ lỗi cho việc bị sa lầy ở dự án lâu đài Bel Air (mà ông hy vọng sẽ bán được ít nhất 100 triệu USD) khiến ông gặp rắc rối về tiền bạc với một số dự án xây dựng khác đang thực hiện tại Los Angeles và cả ở nước ngoài.
Đồng thời ông Hadid còn than thở chuyện “có tiếng mà không có miếng” trong các sản phẩm hiệu Hadid (nhưng thực ra là do người khác sở hữu) như trứng cá muối, rượu champagne.
Kể cả việc kinh doanh dòng kính mắt cũng mang thương hiệu Hadid của 2 cô con gái siêu mẫu Gigi và Bella Hadid nổi tiếng là cặp người mẫu quyền lực khuấy động thời trang thế giới, ông Hadid cũng nói là “đã thất bại”.
Ông Mohamed Hadid kết hôn với cô Yolanda Hadid (nay là Yolanda Foster) - cựu người mẫu, ngôi sao truyền hình Mỹ gốc Hà Lan - năm 1994, họ chung sống với nhau tới năm 2000 và có 3 con chung: Gigi, Bella, Anwar. (Ảnh: whatsnew2day)
Ông Hadid cũng kể khổ đã phải thu nhỏ quy mô nơi ở bằng cách chuyển từ dinh thự xa hoa “House of Hadid” rộng 48 ngàn mét vuông, trị giá 56 triệu USD sang cơ ngơi kiểu trang trại “khiêm tốn” hơn tại Beverly Hills (với giá bán 4,5 triệu USD vào tháng 5/2019, nhưng ông nói “không mất tiền vì mua của người quen”).
Trước đó tỷ phú hào hoa này vừa chia tay với vị hôn thê Shiva Safai, 39 tuổi một phần vì mâu thuẫn trong chuyện sinh con, phần khác do bị lộ quan hệ bí mật của ông với cô người mẫu Justyna Monde, 26 tuổi.
Ông Hadid từng sống với vị hôn thê Shiva Safai tại dinh thự xa hoa “House of Hadid”. (Ảnh: metro.co.uk)
Hôm 3/11 ông Hadid còn bị nhà chức trách buộc tội dối trá, sau khi ông viết trong tài liệu của toà án rằng mình đang đối mặt với khoản lỗ 60 triệu USD vì lâu đài Bel Air phải phá dỡ cùng nhiều khoản nợ khác, nên không có tiền chi khoản 5 triệu USD phá dỡ toà nhà.
Trước đó ông Mohamed Hadid đã bị tuyên án 3 tháng tù treo và nộp các khoản tiền phạt, vì vi phạm trong việc phát triển quy mô lâu đài Bel Air từ diện tích 15 ngàn mét vuông được phép xây dựng lên khoảng 30 ngàn mét vuông.
Mối tình bí mật giữa ông Hadid với cô người mẫu Justyna Monde bị chính cô Monde tiết lộ tháng 11/ 2018. (Ảnh: Daily Mail)
Cuộc chiến pháp lý này chưa biết bao giờ mới kết thúc. Phiên toà tiếp theo dự kiến sẽ mở vào tháng 1/2021 để xét xử vụ những người hàng xóm kiện đòi bồi thường cho thiệt hại tài chính vì “cơn ác mộng” kéo dài suốt 8 năm qua mà họ phải chịu đựng trước mối đe doạ nguy hiểm do lâu đài Bel Air gây ra…
8 điều quan trọng cha mẹ có thể dạy khi con 10 tuổi
Đừng sợ mắc sai lầm; Kiến thức quan trọng hơn điểm số; Đừng làm điều mình không thích chỉ để vừa lòng người khác... là những điều phụ huynh có thể dạy khi con bạn bước sang 10 tuổi.
">Chuyện 'nhà giàu cũng khóc' của tỷ phú lắm tài nhiều tật
Câu chuyện thưởng Tết ngân hàng vẫn luôn là chủ đề nóng mỗi dịp cuối năm. Cứ đến sát dịp nghỉ Tết Nguyên đán là người ta lại lôi lương, thưởng của nhân viên nhà băng ra để mổ xẻ, bình phẩm, phán xét. Biết tôi làm ngân hàng nên đi đâu, gặp ai, tôi cũng bị hỏi "Tết này thưởng bao nhiêu?".
Là một người làm việc tại ngân hàng được gần 10 năm, tôi đã quá quen với những lời đàm tiếu của người xung quanh về ngành nghề của mình như "thưởng Tết vài chục triệu đồng thế tiêu gì cho hết", "việc nhẹ lương cao, đúng là số hưởng", "người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra"... Những lúc như vậy, tôi lại chỉ biết cười trừ, chẳng muốn giải thích vì có nói cũng chẳng ai tin, người ta đã mặc định làm ngân hàng là "tiền tiêu không hết".
Theo dõi các phương tiện truyền thông đại chúng, hẳn các bạn cũng sẽ chẳng lạ với những thông tin như ngân hàng A thông báo lãi nghìn tỷ, ngân hàng B thưởng Tết 7-8 tháng lương, hay nhân viên ngân hàng C thưởng Tết cao nhất 100 triệu đồng... Những con số "khủng" được công bố vô tình gieo vào tiềm thức người ta rằng làm ngân hàng rất sướng. Nhưng thực ra, chỉ những ai làm trong ngành mới hiểu được những gì thực sự diễn ra bên trong cánh cửa nhà băng.
>> Nhân viên ngân hàng 'trong thấm ngoài thâm'
Tôi làm việc trong một ngân hàng TMCP tại thành phố. Nhờ hoạt động kinh doanh năm vừa qua đạt hiệu quả tốt nên tôi mới nhận được thông báo thưởng Tết Dương lịch một tháng lương, Tết Âm lịch ba tháng lương. Nhưng lương ở đây không phải lương kinh doanh mà là lương cơ bản. Có lẽ ít ai biết được rằng, lương cơ bản của một nhân viên ngân hàng gần chục năm kinh nghiệm như tôi cũng chỉ 7-8 triệu đồng một tháng – con số còn thua xa lương của một nhân viên kế toán công ty tư nhân có quy mô trung bình, chứ chưa nói đến những ngành nghề "hot" khác.
Ai từng làm ngân hàng chắc đều biết mức lương ngành không cao. Muốn có thu nhập cao, nhân viên ngân hàng sẽ phải làm ngày, làm đêm, chạy cho đủ doanh số, chỉ tiêu, áp lực vô cùng.
Người làm ngân hàng thường trông chờ vào dịp cuối năm để lĩnh thưởng. Mà nói là thưởng, thực chất đó là tiền kinh doanh, là công sức của chính những nhân viên mang lại mỗi tháng. Chỉ có điều, chúng tôi không được nhận ngay mà phải chờ đến cuối năm mới dồn lại nhận một cục. Thế nên, người ngoài nhìn vào nghĩ là nhiều, chứ nếu tính thu nhập cả năm, tôi không nghĩ có sự khác biệt quá lớn so với các ngành nghề khác.
Ngay cả chuyện mức thưởng cụ thể của từng nhân viên ngân hàng cũng không phải cao đều như trong thông tin được công bố. Thưởng ít hay nhiều còn phải tùy thuộc vào xếp loại của chi nhánh và xếp loại bình bầu cá nhân từng người. Theo quy định của phòng tôi, chỉ có một cá nhân được xếp loại xuất sắc mỗi năm, thưởng cao hơn những người khác, nên chúng tôi tự quy định ngầm với nhau là xoay tua để thay nhau nhận.
Chưa kể, ngay cả khi bạn có làm xuất sắc đi nữa, nhưng tập thể yếu kém thì vẫn ôm trái đắng như thường. Còn cái mác "thưởng cao nhất cả trăm triệu đồng" như báo đài hay nói chủ yếu là của các cấp lãnh đạo, số lượng rất ít, chứ nhân viên bình thường chẳng bao giờ dám mơ đến con số "khủng" ấy.
>> Nước mắt sau 'đồng lương to' của nhân viên ngân hàng
Và còn một chuyện dở khóc dở cười nữa, là không phải lúc nào chúng tôi cũng được nhận thưởng Tết bằng tiền. Tôi còn nhớ cách đây vài năm, thưởng Tết của tôi được quy ra thành hiện vật. Chẳng là cuối năm ngân hàng đi siết nợ, một số doanh nghiệp sản xuất thực phẩm không có tiền trả nên phải gán nợ bằng sản phẩm. Và thế là đám nhân viên chúng tôi năm ấy nhận thưởng toàn gạo và nước mắm. Nói ra không ai tin nhưng thực tế nghề này là vậy, thưởng năm nào biết năm ấy, và chẳng có gì đảm bảo năm sau sẽ khá hơn năm trước.
Từ nhiều năm nay, tôi đã phải tự tìm cách kiếm thêm thu nhập cho bản thân thay vì trông chờ vào khoản tiền thưởng cuối năm không có gì đảm bảo. Tôi có tranh thủ tìm hiểu, học hỏi để đầu tư chứng khoán, tiền số để gia tăng khoản thu nhập thụ động của mình. Đến giờ, tôi khá thoải mái sống khi tiền lãi từ việc đầu tư còn lớn hơn cả lương, thưởng khi làm ngân hàng. Tuy nhiên, tôi biết không phải ai cũng được may mắn và thuận lợi như vậy. Nhiều đồng nghiệp của tôi đã gần 40 tuổi mà vẫn lăn lộn với nghề, sống bằng đồng lương và đến giờ vẫn chưa mua nổi nhà.
Tôi chỉ muốn chia sẻ đôi điều về nghề nghiệp của mình để các bạn có cái nhìn công bằng, bớt định kiến hơn cho nhân viên ngân hàng. Chúng tôi cũng chỉ là những người đi làm công ăn lương như bao ngành nghề chân chính khác, thậm chí phải bán sức, bán tuổi trẻ để kiếm tiền, chứ không hề "ngồi mát ăn bát vàng" như những lời đồn thổi. Ai thì cũng phải lao động cật lực mới có thể được nhận thành quả. Thưởng Tết ngân hàng có thể cao hơn một số ngành nghề khác trong thời điểm này, nhưng chẳng có gì là bất công ở đây cả.
Mai Anh Đào
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Chia sẻ câu chuyện thưởng Tết của bạn tại đây.
">Lầm tưởng 'ngân hàng thưởng Tết trăm triệu đồng'
Nhận định, soi kèo Nottingham vs Man City, 22h30 ngày 27/4: Sức mạnh The Citizens
Tôi làm y tá ở bệnh viện nhà nước, mới lấy chồng được một tháng nhưng đang có ý định ly hôn. Cảnh sống ngột ngạt, bức xúc như thế này khiến tôi mất hết cảm xúc dành cho anh.
Người đàn ông tôi từng yêu và thần tượng bởi sự nam tính, trưởng thành bỗng chốc tan biến. Trước mắt tôi lúc này là đứa trẻ, được mẹ bao bọc thái quá.
Ảnh: B.N Ngày còn tìm hiểu, tôi không qua nhà anh chơi quá nhiều, nếu có cũng chỉ ăn cơm một lúc rồi về. Khi ấy tôi chỉ cảm giác mẹ anh là người quan tâm con cái tỉ mỉ.
Tôi và anh về quê thắp hương, đi bằng xe máy. Trước khi đi, bà nhắc hai đứa ra ngoài đeo khăn quàng, găng tay, đội mũ đầy đủ vì trời rất lạnh.
Tối đó, chúng tôi ở quê ra. Tôi vừa bước chân vào nhà, điều đầu tiên bà nhắc tôi là xuống bếp lấy cho anh cốc nước ấm thay vì hỏi han xem hai đứa có mệt không.
Bữa cơm, bà nấu thịnh soạn rồi nhắc khéo, tôi cố gắng học nấu đúng khẩu vị của Nam, sau này còn chăm chồng.
Tôi cảm giác, bà coi Nam là trung tâm vũ trụ, ai cũng có trách nhiệm phải phục vụ anh chu đáo.
Tuy nhiên, tôi lại chưa nghĩ sâu xa mà chỉ thấy buồn cười trong lòng.
Đến ngày về làm dâu, tôi mới thực sự vỡ mộng. Mẹ chồng tôi không chỉ chăm sóc Nam như đứa trẻ mà còn yêu thương anh thái quá.
Đàn ông hơn 30 tuổi nhưng 7h sáng mẹ lên tận phòng gõ cửa, giục đánh răng rửa mặt. Quần áo tôi ủi phẳng tối hôm trước, sáng ra bà vẫn làm lại, miệng liên tục chê con dâu làm ẩu.
Nam thích ăn tôm nhưng phải bóc vỏ, mẹ chồng tôi mua 1kg về, bóc vỏ sạch sẽ, bỏ đầu, đóng hộp để riêng cho con trai. Bữa cơm, bao giờ Nam cũng có khẩu phần riêng.
Trước đây, mỗi lần hẹn hò, Nam đưa tôi đi ăn cá hồi sống, ăn thịt bò tái… chưa bao giờ tôi thấy anh nói mình không ăn được đồ đó.
Thế nhưng, khi tôi chế biến hay mua về ăn, mẹ chồng luôn miệng bảo Nam không ăn đồ sống.
Tôi kể với mẹ chồng, vẫn thấy anh ra ngoài ăn bình thường. Bà ca ngay bài con trai mình phải chiều lòng con dâu, cả nể.
“Từ bé, nó chỉ thích ăn đồ mẹ nấu, những đồ độc hại như thế, con đừng bao giờ mua về nữa nhé” - câu nói nhẹ nhàng của mẹ chồng nhưng cảm giác nặng nghìn tấn. Đó không chỉ là nhắc nhở mà còn là mệnh lệnh của bà.
Tôi tâm sự với Nam, anh chỉ im lặng rồi lảng sang chuyện khác. Thi thoảng anh mới nói một câu: “Thôi em ạ, mẹ già rồi, chiều lòng mẹ có mất gì đâu”.
Một lần tôi đi công tác cùng các đồng nghiệp, máy bay hạ cánh lúc 11h đêm. Sau đó, cả đoàn bắt xe từ sân bay về cơ quan.
Nam chủ động nhắn là sẽ đón tôi ở bệnh viện nhưng nửa tiếng sau mẹ chồng gọi điện, bảo tôi bắt taxi về vì Nam bị cảm sốt. Tôi hơi hụt hẫng, lòng bắt đầu hoang mang.
Nếu Nam không gọi, tôi cũng tự về nhưng thấy chồng quan tâm nên mới đồng ý để anh đến. Tôi chẳng hiểu sao, anh lại ốm nhanh thế.
Về đến nhà, Nam ra mở cửa, sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu ốm nặng đến mức như mẹ chồng tôi thông báo.
Mẹ chồng tôi có lẽ đoán được ý con dâu, gọi tôi ra mắng: “Đêm khuya rồi, con gọi Nam đi đón, dọc đường xe cộ nguy hiểm. Con làm vợ cũng phải biết nghĩ đến chồng. Ngày xưa bằng tuổi con, mẹ cũng một thân một mình, chu toàn gia đình, đâu có dựa dẫm ai”.
Tôi làm bệnh viện, đi trực đêm, sáng hôm sau mới nghỉ. Mẹ chồng cằn nhằn, kêu tôi tìm việc khác làm.
Theo suy nghĩ của bà, Nam kiếm ra tiền nên việc của tôi là chăm sóc anh. Sáng nấu nướng cho chồng ăn, đảm bảo sức khỏe, tiễn chồng đi làm. Chiều 4h30 phải có mặt ở nhà cơm nước.
Sau bữa cơm, phải gọt hoa quả bưng lên mời chồng. Những loại quả như quýt, cam canh cũng phải bóc sẵn.
Hàng loạt quy định, nội quy… của mẹ chồng đưa ra khiến tôi ngột ngạt thực sự.
Trong khi đó, Nam luôn răm rắp nghe lời mẹ. Anh không bao giờ có lập trường riêng. Lúc nào, mẹ nói gì cũng đúng.
Tôi đề nghị ra sống riêng hoặc ly hôn nhưng Nam không đồng ý. Anh trách tôi nhỏ nhen, ích kỷ.
Tôi chán nản, chẳng thiết vun đắp tổ ấm nữa. Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Đêm tân hôn, mẹ chồng đòi con dâu đưa lại 2 chỉ vàng cưới
Đêm tân hôn, mẹ chồng bước vào phòng ngủ, nằng nặc bắt tôi đưa vàng cưới cho bà theo truyền thống gia đình.
">Tâm sự của cô gái muốn ly hôn vì chồng nghe lời mẹ
Những ngày qua, trên một diễn đàn du học Trung Quốc với hơn 200.000 thành viên, chủ đề "trượt học bổng" thu hút sự quan tâm. Các bài đăng liên tiếp chia sẻ trường hợp của mình, xin tư vấn và tìm cơ hội khác.
Phương Linh, 18 tuổi, ở Hà Nội, có điểm học tập (GPA) đạt 9,2/10; chứng chỉ HSK 6 (bậc cao nhất) với 236/300 điểm và kỹ năng khẩu ngữ HSKK cao cấp 73/100 điểm, là một trong số đó.
Nữ sinh cho hay ngoài thành tích học tập, em còn là người sáng lập câu lạc bộ tiếng Trung ở trường cấp ba, từng tham gia trại hè và học một năm tiếng trực tuyến tại Đại học Tài chính Trung ương Trung Quốc. Dù vậy, nộp đơn xin học bổng vào bốn trường, Linh đã trượt ba.
"Em sốc. Em đã rất tự tin với hồ sơ, cố gắng trả lời phỏng vấn trôi chảy, đầy đủ. Hôm đó, các thầy cô cũng vui vẻ", Linh nhớ lại.
Mai Hoa, 22 tuổi, cũng mới nhận tin trượt học bổng CIS (dành cho các ngành ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc) hệ một năm của Đại học Sư phạm Hoa Đông và Ngoại ngữ Bắc Kinh. Hoa là cựu sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung của trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, đạt GPA 3.8/4 và HSK 5.
"Em dự định tốt nghiệp xong là du học nhưng không ngờ trượt", Hoa nói.
Ứng tuyển học bổng CIS nhưng ở hệ thạc sĩ, Thanh Ngân, cử nhân Đại học Hà Nội, không được Đại học Thiên Tân chấp nhận. Trước đó, với GPA 3.5/4, chứng chỉ HSK 6 đạt 252/300 điểm và HSKK 71/100 điểm, Ngân nghĩ mình "chắc chắn đỗ".
Ba nữ sinh nói đã tìm hiểu kỹ trước khi ứng tuyển. Họ nhận định hồ sơ của mình tương tự, thậm chí tốt hơn nhiều ứng viên đỗ các năm trước nên bất ngờ khi trượt.
"Học bổng Trung Quốc năm nay có sự cạnh tranh khốc liệt", Linh đánh giá. "Dù còn chờ kết quả học bổng chính phủ Trung Quốc (CSC) từ Đại học Giao thông Bắc Kinh nhưng em không còn quá hy vọng".
">'Săn' học bổng đại học Trung Quốc ngày càng khó
Cựu vô địch thế giới Shane Van Boening phản đối lệnh cấm của ACBS Để thể hiện sự đoàn kết, chúng tôi sẽ không tham dự bất kỳ giải đấu nào được WPA chấp thuận. Trừ khi lệnh cấm được gỡ bỏ, chúng tôi sẽ vắng mặt tại giải Trung Quốc mở rộng, giải 8 bi và những sự kiện còn lại trong năm 2024", Shane Van Boening chia sẻ.
Trong khi đó, cơ thủ hàng đầu thế giới Jayson Shaw thể hiện quan điểm: "Một số chuyện ngớ ngẩn đang diễn ra trong thế giới Billiards. Chúng tôi biết về lệnh cấm do ACBS và WPA áp đặt đối với các VĐV châu Á tham gia các sự kiện WNT, bao gồm cả giải Hanoi Open.
Chúng tôi không đồng ý với lệnh cấm này và luôn đoàn kết với các các VĐV. Với tinh thần đoàn kết, chúng tôi sẽ không tham gia bất kỳ sự kiện nào được WPA tổ chức trong thời gian còn lại của năm 2024 trừ khi các lệnh cấm này được dỡ bỏ. Chúng tôi sát cánh cùng nhau".
Các cơ thủ hàng đầu thế giới lên tiếng bảo vệ đồng nghiệp châu Á và Việt Nam Johann Chua - một cơ thủ nổi danh của châu Á, lên tiếng:"Tôi thực sự thất vọng với tư cách là một VĐV, vì chúng tôi không thể tự do chơi môn thể thao mà tất cả chúng tôi đều yêu thích.
Chúng tôi không đồng ý với những lệnh cấm này. Với sức mạnh của các VĐV, đồng nghiệp, đoàn kết và sát cánh bên nhau trong tình đoàn kết, chúng tôi sẽ không tham gia bất kỳ sự kiện nào được WPA chấp thuận trong thời gian còn lại của năm 2024 trừ khi những lệnh cấm này được dỡ bỏ".
Về phía các cơ thủ Việt Nam, tay cơ Dương Quốc Hoàng lên tiếng: "Tôi thực sự hoang mang và chán nản vì những thông tin này liên tục được đưa ra một cách rất vô lý và không rõ ràng khiến cho bản thân tôi và nhiều VĐV khác gặp rất nhiều rắc rối và mệt mỏi, thiệt hại cả về kinh tế và tinh thần. Và giờ đây, việc tệ hại đó lại đang tiếp tục đang xảy ra...
Xin các tổ chức hãy trở nên thật chuyên nghiệp và làm việc đúng chức năng trên cơ sở vì mục tiêu chung, sứ mệnh là phát triển môn chơi - phát triển thể thao. Billiards Việt Nam Việt Nam và cơ thủ Việt Nam cần được tôn trọng, được đối xử công bằng".
Cùng với sự lên tiếng của mình, Dương Quốc Hoàng khẳng định anh chắc chắn tham dự giải Hà Nội Open, muốn được đại diện cho quốc gia tham dự giải vô địch thế giới 8 bi, tham gia giải Hồ Chí Minh Open, tham gia mọi giải đấu và yêu cầu lệnh cấm phải được dỡ bỏ sớm nhất.
Các cơ thủ Việt Nam không được thi đấu quốc tế trong 6 tháng Trước đó, ACBS bất ngờ ra thông báo cấm quan chức, VĐV, HLV Việt Nam tham gia các hoạt động, giải đấu của châu Á và quốc tế trong 6 tháng, tính từ ngày 13/6/2024 tới hết ngày 12/1/2025. Án phạt áp dụng cho các nội dung pool và snooker, trong khi carom tạm thời chưa ảnh hưởng. Thông báo của ACBS được gửi tới Liên đoàn Billiards & Snooker Việt Nam hôm 13/7.
ACBS đưa ra lý do dẫn đến lệnh cấm là vì phía Việt Nam tổ chức một số giải đấu billiards tại Hà Nội trong thời gian qua. Ngoài ra, Hà Nội cũng cấp phép tiếp tục tổ chức giải pool kể trên vào tháng 10/2024 và chặng đấu PBA (Hiệp hội Billiards chuyên nghiệp của Hàn Quốc) trong thời gian tới.
Gần nhất, Việt Nam tổ chức giải Pool Hà Nội Open vào tháng 10/2023. Giải này được Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cho phép diễn ra, thuộc hệ thống World Nineball Tour (WNT) của Matchroom Pool.
Hai công ty đứng ra tổ chức giải là Matchroom (Anh) và Vietcontent (Việt Nam). Điều đáng nói, giải này không nằm trong hệ thống của Hiệp hội Pool thế giới (WPA) và ACBS.
Với lệnh cấm của ACBS, các cơ thủ của tuyển billiards Việt Nam không được dự Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á 6 (AIMAG 6) vào tháng 11 tới tại Thái Lan. Ngoài ra, giải Billiards Carom 3 băng vô địch cá nhân thế giới tại Bình Thuận vào tháng 9/2024 có thể bị ảnh hưởng.
Thắng Philippines, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chờ 'phục thù' Thái Lan
Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thắng thuyết phục Philippines 3-0 ở lượt trận 2 chặng 2 SEA V-League 2024, vào "chung kết" gặp chủ nhà Thái Lan.">Các cơ thủ thế giới lên tiếng bảo vệ billiards Việt Nam